Bắt nhanh 2 nghi phạm thiếu niên trong nửa tiếng chém 2 người, cướp tài sản 3 vụ
Bác sĩ trẻ Ngô Quốc Cường, Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, có ca trực đêm giao thừa 3 năm trước đây đầy ấn tượng. Cứ theo thông lệ, ở thời điểm giao thừa các bác sĩ sẽ được tập trung ở sảnh nghe chúc tết và nhận lì xì của Ban Giám đốc Bệnh viện. Đêm đó, chỉ còn mấy phút là đến thời khắc giao thừa, bệnh nhân tại khoa đột nhiên ngưng tim, cả ê kíp bỏ lại hết mọi suy nghĩ, tâm tư ngày tết, tập trung cao độ ép tim. 15 phút "vàng" nỗ lực đã giành lại bệnh nhân từ tay tử thần. Tuy ca này không phải là ca đầu tiên, nhưng là ca bệnh mà tất cả các bác sĩ của kíp trực hôm đó đều nhớ mãi đến bây giờ, bởi quá ấn tượng. Sau 3 năm được cứu sống từ đêm giao thừa đó, đến bây giờ bệnh nhân A Ly, người đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay khỏe mạnh, sống vui mỗi ngày.10 năm làm việc trong ngành y, với bác sĩ Cường ngày tết chỉ khác biệt một chút ngày thường ở khoảnh khắc chiều cuối năm. Ngoài bệnh viện, người người tất bật sắm cây mai, cành đào, chậu hoa cúc… quây quần cùng nhau bên bữa cơm tất niên. Trong bệnh viện, bác sĩ không được rời vị trí, sẵn sàng làm mọi nhiệm vụ được giao. Dù là bác sĩ luôn có "đầu lạnh, trái tim nóng" cỡ nào, ngày cuối năm cũng có khoảng lặng và thời điểm đó trôi rất nhanh khi có ca cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân. Khi đó, các bác sĩ ngay lập tức vào guồng, tranh thủ từng phút giây để bảo đảm sự sống cho bệnh nhân."Chọn nghề y là bản thân mình đã xác định những đêm trực không ở cùng gia đình. Trực tết có vất vả cỡ nào mình cũng phải hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo bệnh nhân được bình an", bác sĩ Cường chia sẻ.Làm việc vất vả sau một đêm trực căng não, sáng mùng 1 tết, bác sĩ Cường tự chạy xe máy để kịp về quê sum vầy với gia đình, đi thăm tết ông bà đầu năm. Theo bác sĩ Cường, không chọn xe khách hay tàu mà đi xe máy từ tỉnh Khánh Hòa ra Phú Yên, (khoảng 100 km) là do vừa mong ngóng được sớm về nhà, lại còn muốn được tận hưởng khoảnh khắc du xuân, ngắm cảnh phố phường ngày đầu năm.Cũng có những ca trực đêm giao thừa như bác sĩ Cường, bác sĩ Trần Hà Thiên Ân sáng mùng 1 sau khi thay ca vội cầm ba lô một mình, một xe chạy máy về tỉnh Gia Lai để về đoàn viên cùng gia đình. Bác sĩ Thiên Ân cho biết những chuyến xe trở về ngày tết như vậy dài khoảng 7 tiếng đồng hồ, vài năm mới có một lần. Bởi các bác sĩ đều thay phiên, có năm đúng phiên mình trực đêm giao thừa nhưng có năm lại không. Việc chạy xe máy với quãng đường dài như vậy là sự bất đắc dĩ, bởi tuyến Khánh Hòa đi Gia Lai vào sáng mùng 1 tết không có tuyến xe khách chạy, mà anh lại không thể chờ thêm khoảnh khắc nào khác để được về đón tết cùng gia đình.Nhắc đến ca trực tết, bác sĩ Thiên Ân rất hạnh phúc vì có những đồng nghiệp quan tâm, sát cánh cùng nhau. Ngoài các món ngon ngày tết được khoa chuẩn bị, mỗi người trong ca trực đều mang thêm các món ngon, cũng đãi nhau ăn ngày trực. Dù xa nhà nhưng rất ấm lòng. Mong mỏi lớn nhất của các bác sĩ ngày tết không tăng lương hay giảm giờ làm mà mong được trang bị thêm các trang thiết bị y tế hiện đại. Có thiết bị tốt, hiện đại mới đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị thuận lợi, nhất là ở Khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc.Bác sĩ Trần Quốc Vinh (32 tuổi), Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, kể về những đêm trực giao thừa của bản thân chỉ có đúng vài chục phút nghĩ về tết, còn lại thời gian dành hết cho việc phẫu thuật, điều trị cho các ca cấp cứu trong đêm. Có những ca trực, tai nạn giao thông xảy ra khiến một lúc có 3 – 4 ca nhập viện điều trị. Từ thời khắc giao thừa năm mới, cứ vậy làm đến sáng mùng 1.Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Đình Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng,ngẫm lại về 23 năm làm nghề của mình với đa phần những đêm 30 tết đều trong phòng mổ. Nếu ít ca mổ thì đến sáng là xong, có những năm phải đến trưa mùng 1 mới xong ca mổ. Làm việc áp lực là vậy, bước ra khỏi phòng mổ, bác sĩ Thành nghĩ ngay đến bệnh nhân mổ xong phục hồi như thế nào, phương án nào điều trị tốt nhất cho bệnh nhân… Sau đó mới nghĩ đến gia đình và ngày tết. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Lương Kỷ, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, ghi nhận những vất vả không thể diễn tả bằng lời của y, bác sĩ tại bệnh viện trong những ca trực đêm, đặc biệt là thời điểm tết. Hiểu những khó khăn đó, đêm giao thừa Ban Giám đốc Bệnh viện luôn dành sự quan tâm, động viên dành cho các y, bác sĩ trực tết. Có những bác sĩ ở thời điểm giao thừa dù không được nghe chúc tết nhưng khoảnh khắc đó, cứu sống được một mạng người thì đó chính là niềm vui, là mùa xuân, ngày tết của họ.Trà đạo độc đáo đổ nước lên tượng cậu bé uống trà, khiến cậu ta 'tè dầm'
Cầu Tân Kỳ Tân Quý bắc qua kênh Tham Lương - Bến Cát, có tổng chiều dài 224,8m. Trong đó, cầu chính dài 82,9m, rộng 16m với 4 làn xe. Hiện cây cầu đã cơ bản hoàn thành, chỉ còn các hạng mục cuối như dọn dẹp mặt bằng, lắp đặt biển báo cũng đang được nhà thầu đẩy nhanh tiến độ để đưa vào thông xe vào ngày 21.1.
Goldman Sachs dự báo kịch bản giá vàng tăng 6% trong 12 tháng
Như vậy sau 4 phiên giao dịch, tuần này giá cà phê vẫn giữ mức tăng 121 USD/tấn. Cà phê arabica trên sàn New York cũng gây ấn tượng không kém. Kỳ hạn giao tháng 5 có mức tăng cao nhất lên tới 97,9 USD/tấn; chốt phiên tăng 57,2 USD/tấn, đạt 4.200 USD/tấn. Các kỳ hạn tháng 7 và 9 tăng tới 58,3 USD/tấn. Khối lượng hàng hóa giao dịch rất lớn.
Hoàng Hiệp nổi lên cùng thời với các ca sĩ, nhạc sĩ tên tuổi như Tuấn Hưng, Tường Văn, Hồ Hoài Anh, Bằng Kiều... Thời gian đầu trong sự nghiệp, nam ca sĩ được biết đến là thành viên của nhóm nhạc Giao Thời. 12 năm qua, anh sang Mỹ định cư và tiếp tục nuôi dưỡng đam mê nghệ thuật qua nhiều sản phẩm âm nhạc. Xuất hiện tại chương trình Nhà có khách tập 77, ca sĩ Hoàng Hiệp đã có những phút trải lòng cùng Thúy Nga về cuộc sống nơi xứ người.Chia sẻ về cuộc sống hiện tại, Hoàng Hiệp cho biết anh đầu tư studio lớn để thực hiện một số chương trình livestream cho các nghệ sĩ. Bên cạnh đó, anh còn dạy luyện thanh, sửa bài cho một số ca sĩ. Những năm sang Mỹ sinh sống, nam ca sĩ chia sẻ anh luôn biết ơn những gì đã xảy ra. "Sau 12 năm đặt chân đến Mỹ, tôi vẫn cảm thấy mình là người may mắn. Thời gian đầu thì cực lắm, nhưng dần dần mình cũng phải cố gắng để vượt qua. Bây giờ, quan trọng nhất là mình làm cho các con", nam ca sĩ bộc bạch. Theo Hoàng Hiệp, âm nhạc là cứu cánh giúp anh vượt qua những giai đoạn khó khăn của cuộc đời. Từng có khoảng thời gian, nam ca sĩ mắc chứng trầm cảm, phải điều trị và may mắn đã vượt qua. Khi Thúy Nga hỏi về nguyên nhân dẫn đến trầm cảm, Hoàng Hiệp cho biết có một vài lý do, trong đó có việc gia đình gặp chuyện không may ở Việt Nam. Lúc đó, anh sinh sống ở Mỹ, nhưng do điều kiện không cho phép, anh không thể về thăm, không thể ở bên cạnh người thân để cùng động viên và sẻ chia. Anh tâm sự: "Khi những người thân đang yếu đuối, đau khổ nhất, mình lại không thể ở bên cạnh. Dần dần nhiều thứ tích tụ từng chút, mình buồn rầu rồi sinh ra trầm cảm. May mắn là tôi chỉ ở giai đoạn đầu".Hoàng Hiệp kể thêm: "Mỗi người sẽ có biểu hiện khác nhau. Ban ngày tôi bận rộn công việc, nhưng đến buổi tối khi có một mình là tôi lại trầm cảm không muốn nói chuyện với ai, không muốn ra ngoài tiếp xúc với ai cả. Những lúc như thế, tôi chui vào phòng thu, vừa hát vừa khóc, rồi xóa đi thu lại. Lúc đi bác sĩ, được kê thuốc nhưng tôi uống không nổi vì quá mạnh, nó làm con người mình không bình thường, hồi hộp, khó chịu hơn. Nhiều bạn bè khi biết chuyện khuyên tôi nên bỏ uống thuốc đi. Lúc mình quyết tâm bỏ thuốc thì thực sự phải chiến đấu với tư tưởng của mình để cân bằng lại cuộc sống. Mình chữa lành bằng cách tìm đến những người tin tưởng, có thể chia sẻ được, ngồi lắng nghe mình nói. Người ta không cần khuyên gì cả, chỉ cần đồng cảm với mình, đó là cách chữa lành tốt nhất".Vượt qua biến cố, Hoàng Hiệp chia sẻ bây giờ anh yêu đời hơn, cứ được đi hát là cảm thấy hạnh phúc. Mỗi ngày, anh vẫn tiếp tục với công việc giảng dạy, dành thời gian chăm sóc gia đình. Anh tiết lộ bản thân đang ấp ủ một số dự án âm nhạc. "Ngoài đời có nhiều điều đẹp đẽ lắm, buồn thì xách xe chạy ra biển, rồi đi gặp gỡ bạn bè, chia sẻ chuyện này chuyện kia. Đôi khi cuộc sống làm mình phải chạy theo guồng, nếu mình không dành thời gian cho bản thân thì rất dễ bị căng thẳng, để lâu ngày sẽ thành trầm cảm. Sau kinh nghiệm từng bị trầm cảm, tôi nhận thấy một điều rằng mình phải yêu bản thân trước rồi sau đó mới yêu người khác", anh bày tỏ.
Trang cuối của cô Xanh - truyện ngắn dự thi của Trương Văn Tuấn (Bến Tre)
Hãng Yonhap ngày 31.12 dẫn thông tin từ cảnh sát Hàn Quốc cho hay ít nhất 13 người bị thương khi một chiếc xe hơi lao vào khu chợ truyền thống tại Seoul.Sự việc xảy ra vào khoảng 15 giờ 50 (giờ địa phương) tại chợ Mokdong Kkaebi ở phía tây nam Seoul khiến 4 người bị thương nặng và 9 người bị thương nhẹ.Tài xế là một cụ ông hơn 70 tuổi và không bị thương nặng. Truyền thông đưa tin không còn người nào khác trên chiếc xe hơi vào lúc xảy ra sự việc. Cảnh sát tiến hành kiểm tra nồng độ cồn và cho thấy tài xế trên không vi phạm. Một nhân chứng kể rằng chiếc xe hơi lao qua lối vào chợ khoảng 100 mét, đồng thời nói thêm "tôi nghe nói ông ta lái xe mà nhấn lút chân ga".Cơ quan chức năng đang điều tra vụ việc và đánh giá mức độ thiệt hại. Trước đó, một vụ lật phà xảy ra tại vùng biển phía tây thành phố Seosan ở Hàn Quốc vào tối 30.12, khiến ít nhất 1 người thiệt mạng, 4 người mất tích và 2 người được cứu hộ. Hàn Quốc còn hứng chịu một thảm kịch lớn là vụ máy bay của hãng Jeju Air hạ cánh bằng bụng và lao vào tường phát nổ tại sân bay Muan hôm 29.12. Vụ việc khiến 179 người thiệt mạng và chỉ có 2 người được cứu.Trong thông điệp năm mới vào ngày 31.12, quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang-mok kêu gọi sự hòa hợp, đoàn kết trên cả nước và tin tưởng vào chính phủ."Hàn Quốc đang trong tình hình nghiêm trọng chưa từng thấy", ông Choi cho biết trong một thông cáo bằng văn bản, trích dẫn những thay đổi xung quanh thương mại toàn cầu, ngoại giao và an ninh, cũng như sự bất ổn chính trị trong nước."Chính phủ sẽ cố gắng hết sức để điều hành công việc nhà nước ổn định trong mọi lĩnh vực quốc phòng, ngoại giao, kinh tế và xã hội để người dân cảm thấy nhẹ nhõm", ông Choi cho biết.